Hà Nội - Lạng Sơn - Tam Thanh - Hà Nội ( Thời gian: 1 ngày - khởi hành Thứ 4, Thứ 6, Thứ 7, Chủ nhật) |
Từ xa xưa, trong câu ca dao của người Việt đã có câu: '' Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh'' Là địa đầu của Tổ Quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá là những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch Lạng Sơn, đem đến sức cuốn hút lạ kỳ với các du khách phương xa. |
Chương trình: Hà Nội - Lạng Sơn - Tam Thanh - Hà Nội (1 ngày) Sáng 07h00: Xe và hướng dẫn viên TOUR đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Lạng Sơn. 10h00: Đến Lạng Sơn, đoàn đi thăm quan và mua sắm tại chợ Đông Kinh. Chợ lớn nhất Lạng sơn 12h30: Đoàn ăn trưa tạị Nhà Hàng. Nghỉ ngơi. Chiều: Đoàn đi thăm quan Động Tam Thanh, chùa Tam Thanh, ngắm tượng nàng Tô Thị trên đỉnh núi 16h00: Xe đón về Hà nội, trên đường dừng tại thị trấn Mẹt nghỉ ngơi, sau đó tiếp tục khởi hành trờ về Hà Nội. Kết thúc chương trình. | |
BÁO GIÁ TRỌN GÓI: 300.000 VND/KHÁCH (Áp dụng cho đoàn 30 khách trở lên) Báo giá bao gồm: - Phương Tiện: Xe ôtô đời mới có máy lạnh , âm thanh hiện đại, - Mức ăn: 60.000đ/ bữa chính,20.000 đ/bữa phụ - Hướng Dẫn Viên: phục vụ nhiệt tình,thành thạo,chu đáo xuyên xuốt tuyến - Vé Thăm quan: Khách được mua tiền vé vào cửa các thắng cảnh - Bảo hiểm: Khách được mua bảo hiểm du lịch trọn tour - Khuyến Mại : Nước uống, khăn lạnh, thuốc chống say,túi mũ du lịch .. Báo giá không bao gồm: - Thuế VAT, điện thoại cá nhân, ăn uồng ngoài chương trình, vui chơi giải trí cá nhân Lưu ý - Trẻ Em dưới 5 tuổi được miễn phí ăn nghỉ cùng Đoàn. - Trẻ Em từ 6 đến 11 bằng ½ người lớn. - Từ 12 tuổi giá tour bằng người lớn. * Giá trên có thể thay đổi vào thời điểm quý khách đi du lịch mà không cần báo trước. |
Ngày xuân thăm thắng cảnh chùa Tam Thanh |
Chùa Tam Thanh xứ Lạng hay còn gọi là động Tam Thanh nằm ngay trong địa phận thành phố Lạng Sơn. Chùa được xây dựng từ thời Lê và Bộ Văn hóa – Thông tin đã xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962.
Từ thủ đô Hà Nội lên Lạng Sơn chỉ có 154 km, thêm 14k m nữa là đến Đồng Đăng. Nơi đây có những địa danh như Nhị Thanh, phố Kỳ Lừa, sông Kỳ Cùng, tượng đá Vọng Phu và động Tam Thanh...
Từ thủ đô Hà Nội lên Lạng Sơn chỉ có 154 km, thêm 14k m nữa là đến Đồng Đăng. Nơi đây có những địa danh như Nhị Thanh, phố Kỳ Lừa, sông Kỳ Cùng, tượng đá Vọng Phu và động Tam Thanh...
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, động vẫn giữ được vẻ đẹp ban đầu. Lòng động dài hơn 50 m, vòm động cao và rộng với muôn trùng nhũ đá thiên tạo những hình thù sinh động, đẹp mắt. Nối liền vòm động với đáy động là những cột đá đồ sộ. Đi sâu vào trong động, du khách sẽ gặp một hồ nước trong xanh, có tên gọi là hồ Cảnh hay hồ Âm Ty. Vẻ sừng sững của cột đá hòa quyện với vẻ mềm mại của hồ nước tạo cho du khách một cảm giác lâng lâng, thư thái ở gần cửa sau của động có cửa Thông Thiên, thông lên đỉnh núi, đón ánh sáng từ trên cao rọi xuống khắp lòng động.
Ngoài giá trị danh thắng, động chùa Tam Thanh còn nổi tiếng bởi những giá trị văn hóa. Trong động còn lưu lại hệ thống văn bia khá phong phú của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, tấm bia số 4 là tấm bia có niên đại cổ nhất (bia Ma Nhai), được tạc vào thời Lê Vĩnh Trị năm thứ 2 (1677), ghi lại chi tiết việc xây dựng tôn tạo chùa.
Ngoài giá trị danh thắng, động chùa Tam Thanh còn nổi tiếng bởi những giá trị văn hóa. Trong động còn lưu lại hệ thống văn bia khá phong phú của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, tấm bia số 4 là tấm bia có niên đại cổ nhất (bia Ma Nhai), được tạc vào thời Lê Vĩnh Trị năm thứ 2 (1677), ghi lại chi tiết việc xây dựng tôn tạo chùa.
Trong chùa hiện nay còn giữ lại được một hệ thống tượng pháp khá phong phú. Có giá trị cao nhất về mặt niên đại và mỹ thuật là bức phù điêu phật A Di Đà. Pho tượng này mang phong cách nghệ thuật thời Lê - Mạc (thế kỷ 16-17) tạc theo thế đứng trong hình một lá đề, biểu tượng của sự giác ngộ trong phật giáo. Tượng cao 202 cm, rộng 65 cm, mặc áo cà sa buông chùm xuống tận gót, hai tay chỉ xuống đất trong thế "ấn cam lộ" (ấn cứu giải – ban ân).
Hằng năm, cứ vào độ tiết Xuân, khách du lịch thập phương lại nô nức kéo về tham quan Tam Thanh và dự lễ hội chùa Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng (âm lịch), với nhiều trò chơi, nghi lễ truyền thống thu hút nhiều khách du lịch về hành hương.
Hằng năm, cứ vào độ tiết Xuân, khách du lịch thập phương lại nô nức kéo về tham quan Tam Thanh và dự lễ hội chùa Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng (âm lịch), với nhiều trò chơi, nghi lễ truyền thống thu hút nhiều khách du lịch về hành hương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét