Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

  Hà Nội - Đền Hùng - Hà Nội
(Thời gian: 1 ngày, khởi hành bằng ô tô)

Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu (Phú thọ) là quần thể di tích lịch sử quốc gia, ghi dấu tích các vua Hùng buổi ban đầu dựng nước, gắn với những huyền thoại được lưu truyền qua bao thế hệ, trở thành niềm tự hào của dân tộc ta. Và Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc vua An Dương Vương định đô, xây thành; Về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; Về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ... Từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.
 
Chương trình: Hà Nội - Đền Hùng - Hà Nội (1 ngày)

Sáng:
06h00:Xe và HDV Tour đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi đền Hùng.
09h30:Tới đền Hùng, quý khách sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể di tích và lịch sử nổi tiếng của dân tộc ta. Nơi đây các vua Hùng đã xây dựng nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của dân tộc ta và cũng tại nơi đây quý khách sẽ tìm hiểu về các vua hùng, về các nàng công chúa Tiên Dung, Mị Nương, về hoàng tử Lang Liêu với sự tích bánh chưng, bánh dày….
Leo qua hơn 200 bậc đá, quý khách lần lượt thăm quan đền hạ, đền Trung, đền Thượng, lăng vua hùng và kết thúc tại đền Giếng.
11h30:Quý khách ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng
 
Chiều:
13h00:Tiếp tục đi thăm quan khu di tích thành Cổ Loa với am Mỵ Châu, Đình Ngự Triều, giếng Ngọc…
16h00:Lên xe về Hà Nội.Chia tay quý khách, kết thúc chương trình. Hẹn gặp lại quý khách
 



GIÁ TRỌN GÓI : 265.000đ/KHÁCH
(Áp dụng cho đoàn 30 - 35 khách trở lên)


Báo giá bao gồm:
 - Xe ô tô máy lạnh 35 chỗ
- Ăn trưa theo chương trình, mức ăn 60,000 vnđ/xuất.
- Phí tham quan các điểm (nếu có)
- Bảo hiểm du lịch suốt tuyến, mức đền bù tối đa 10,000 000vnđ/người/ vụ.
- Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm theo đoàn suốt tuyến.
- Nước uống trên xe 01 chai 0.5l/khách.
- Túi, mũ du lịch

Báo giá không bao gồm:
 - Chi tiêu cá nhân, đồ uống , thuế VAT, ….
 
Lưu ý
 - Trẻ Em dưới 5 tuổi được miễn phí ăn nghỉ cùng Đoàn.
 - Trẻ Em từ 6 đến 11 bằng ½ người lớn.
 - Từ 12 tuổi giá tour bằng người lớn.
(* Giá trên có thể thay đổi vào thời điểm quý khách đi du lịch mà không cần báo trước.)


Giới thiệu di tích Đền Hùng

"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.


Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.


Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét